top of page
Marketing Admin

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT

Bởi: Công ty TNHH TM DV Liên Tiến
Website: www.lientien.com
Email: lientien@lientien.com

Mục lục:

I. Các thông số bạn cần lưu ý khi chọn đồng hồ áp suất:
  1. Dãy đo

  2. Vật liệu đồng hồ

  3. Đường kính mặt đồng hồ

  4. Độ chính xác

  5. Kiểu kết nối

II. Hướng dẫn lắp đặt đồng hồ áp suất:
  1. Đối với đồng hồ kết nối ren

  2. Đối với môi trường sử dụng đồng hồ có nhiệt độ cao

  3. Đối với đồng hồ lắp đặt gần máy bơm, bị rung kim

  4. Đối với đồng hồ dễ bị xung áp (áp suất tăng giảm đột ngột), áp cao (thường cho lò hơi)

  5. Đối với các đồng hồ áp suất lắp đặt và sử dụng trong môi trường ăn mòn

III. Một số phụ kiện cần thiết cho đồng hồ áp suất:
  1. Snubber

  2. Ống siphon

  3. Gauge protector

  4. Van manifold

  5. Ren chuyển

  6. Gauge cock (van bi, van khóa)

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

I. Các thông số giúp bạn chọn đúng đồng hồ áp suất:
  1. Dãy đo:

Chọn đúng thông số dãy đo là vô cùng quan trọng. Nếu chọn sai, đồng hồ có thể chỉ sử dụng được không quá 5 phút.

Bạn nên chọn dãy đo áp suất cao hơn dãy áp suất thường đo khoảng 150~200%.

Ví dụ: Áp suất sử dụng của bạn là 10Kgf/cm2, bạn có thể mua loại 0~15Kgf/cm2 hoặc 0~20Kgf/cm2.


Các hãng sản xuất khuyến cáo người sử dụng nên chọn gấp đôi áp suất thường sử dụng vì:

- Kim đồng hồ hiển thị ở giữa, dễ quan sát.

- Tuổi thọ của ống bourdon được kéo dài (vì không bị kéo giãn quá sức).


1. Vật liệu:

Chọn vật liệu đồng hồ chính xác sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng rất nhiều.



Hình minh họa: đồng hồ áp suất vỏ inox, ống bourdon inox



Hình minh họa: đồng hồ áp suất vỏ inox, ống bourdon đồng thau



Hình minh họa: đồng hồ áp suất vỏ sắt, ống bourdon đồng thau


Hình 2: Vật liệu


Nếu bạn chỉ đo áp suất nước hay áp suất khí không ăn mòn: bạn có thể chọn bất kỳ vật liệu nào miễn sao đáp ứng điều kiện dãy đo áp yêu cầu của bạn. Xét về khía cạnh kinh tế, bạn có thể chọn loại mặt đồng hồ nhỏ, chân đồng, vỏ thép để tiết kiệm kinh phí nhất. Nếu chọn yếu tố mỹ quan, bạn có thể chọn đồng hồ inox toàn bộ. Tuy nhiên, đồng hồ đo áp suất bằng inox toàn bộ sẽ đắt hơn nhiều so với vật liệu đồng thau.


Nếu bạn sử dụng đồng hồ áp suất ngoài trời nơi có độ ẩm cao, bụi bẩn nhiều, sương đọng v..v... thì bạn nên chọn đồng hồ áp suất có mức bảo vệ IP cao tương ứng. Thông thường IP65 có thể sử dụng tốt ngoài trời. Với một số trường hợp, IP66 hoặc IP67 được khuyến cáo sử dụng. Ví dụ trong trường hợp đo áp suất cao như áp suất thủy lực hay trong điều kiện môi trường tương đối khắc nghiệt, bạn nên chọn đồng hồ áp suất dùng inox toàn bộ, cấp bảo vệ cao hơn như IP 68 để bảo vệ đồng hồ tốt hơn và gia tăng tuổi thọ, giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng.


Trong trường hợp bạn dùng đồng hồ áp suất đo lưu chất là hóa chất có độ ăn mòn cao, bạn cần lưu ý kỹ đến việc chọn lựa vật liệu thích hợp cho đồng hồ.

Ví dụ:

- Đối với hóa chất như nước muối, xút, bạn chỉ cần dùng vật liệu inox.


- Đối với hóa chất là axit, bạn nên dùng loại có thêm lớp PTFE bao bọc phần tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, tùy loại axit cũng như nồng độ, thể trạng của lưu chất thể khí, rắn hay lỏng mà cần chọn loại vật liệu phù hợp. Bạn cần liên hệ nhân viên kỹ thuật Liên Tiến để được tư vấn vật liệu cần dùng cho đồng hồ đo hoát chất ăn mòn.


- Đối với hóa chất là Clo có tính oxi hóa mạnh: vật liệu thích hợp nhất là Tantalum (loại vật liệu này khá đắt tiền).

Ngoài ra, còn nhiều loại vật liệu đồng hồ áp suất khác nhau như: Hastelloy-C, Monel… Bạn nên liên hệ nhân viên kỹ thuật Liên Tiến để được tư vấn kỹ càng hơn khi chọn vật liệu cho đồng hồ đo áp suất của hóa chất ăn mòn.


2. Đường kính mặt đồng hồ:

Thông số này không quan trọng lắm, đối với các ứng dụng cần theo dõi áp suất thường xuyên, bạn nên chọn loại có mặt số lớn như 100mm hoặc 150mm giúp người vận hành dễ đọc.



3. Độ chính xác:

Độ chính xác càng cao càng đắt tiền.

Độ chính xác thông thường: 2%, 1.6%, 1.5%, 1%, 0.5%, 0.25%, 0.1%

Thông thường, cho các nhu cầu thông dụng của đồng hồ đo áp suất, cấp chính xác 1% đến 1.6% là ổn.


4. Kiểu kết nối:

Đây là đặc điểm cần quan tâm nếu như bạn không muốn phải hàn, cắt, thay đổi đường ống kết nối sẵn có trong hệ thống của bạn.

Đối với loại kết nối ren có các chuẩn thông dụng sau: ¼” (ren 13mm), 3/8” (ren 17mm), ½” (ren 21mm), bích…

Một số kiểu kết nối phổ biến như sau: Chân sau, chân đứng, chân đứng có vành lắp bảng, chân sau có nẹp (kẹp) lắp bảng…



Các bạn có thể xem thêm các kiểu lắp thông qua các hình minh họa sau…



Hình 4: Một số kiểu kết nối phổ biến


Ngoài loại kết nối ren thông dụng còn có các kiểu kết nối đặc biệt khác: như mặt bích (tiêu chuẩn JIS, ANSI, DIN…), kết nối Clamp, NUT cho thực phẩm, nhà máy bia…



Hình 5: Các loại kết nối khác nhau


I. Hướng dẫn lắp đạt đồng hồ áp suất:


Khi vặn ren, phải đảm bảo dùng cờ lê thích hợp để siết chặt ren, không dùng tay để vặn ren, để tránh tình trạng làm hỏng đồng hồ hoặc vặn ren chưa chặt.





Hình 6: Lưu ý khi vặn ren


2. Đối với môi trường có nhiệt độ cao:

Sử dụng đồng hồ đo áp suất hơi hay lưu chất có nhiệt độ cao cần phải dùng thêm phụ kiện ống syphon để gia giảm nhiệt độ của lưu chất / hơi trước khi lưu chất / hơi chạm đến kết nối đồng hồ.



Hình 7: Cách lắp đặt ống siphon


3. Đối với đồng hồ lắp đặt gần máy bơm, bị rung kim:

Cho một số vị trí lắp đặt gần máy bơm làm đường ống rung động mạnh hoặc làm xảy ra hiện tượng áp suất tăng giảm đột ngột khi mở hoặc tắt máy bơm, đồng hồ áp suất cần được đổ dầu glycerin để làm giảm rung kim giúp người sử dụng dễ đọc giá trị đo cũng như bảo vệ đồng hồ tránh bị hỏng.



Hình 8: Đồng hồ đo áp suất loại có dầu


Lưu ý: không được dùng trong môi trường có nhiệt độ cao quá 100°C.

Nếu trong môi trường đo có xung áp (áp suất tăng hay giảm đột ngột) thì cần phải (có thể) dùng (thêm) snubber để bảo vệ đồng hồ.


Hình 9: Snubber inox gắn với đồng hồ inox

(Tìm hiểu phụ kiện ở Chương III)


4. Đối với đồng hồ dễ bị xung áp suất (gai áp suất) cao:

Đối với đồng hồ dễ bị xung áp suất cao thường có trong quá trình khởi động lò hơi hoặc mở máy bơm.

Nguyên nhân là tại thời điểm này lưu chất trong môi trường sẽ được nén lại với tốc độ cáo tạm thời trong môi trường kín của đường ống. Do đó, áp suất sẽ tăng đột biến 1 khoảng thời gian rất ngắn và trở lại bình thường.

Lắp đặt gauge protector để bảo vệ đồng hồ tránh hư hỏng trong trường hợp này.



Hình 10: Lắp đặt gauge protector.

(Tìm hiểu phụ kiện ở chương III)



5. Đối với các đồng hồ áp suất lắp đặt trong môi trường ăn mòn:

Thay thế vật liệu chống ăn mòn cho đồng hồ đo áp suất nếu môi trường có hợp chất đẩy nhanh quá trình ăn mòn thì dùng vật liệu inox là 1 biện pháp tối ưu.


Đặc biệt: nếu lưu chất trong môi trường đo là các chất có tính axit mạnh như axit, khí clo ẩm, … thì chúng ta cần một lớp PTFE bao bọc phần tiếp xúc với lưu chất. Tuy nhiên, tùy loại axit cũng như nồng độ, thể trạng của lưu chất thể khí, rắn hay lỏng mà cần chọn loại vật liệu phù hợp. Bạn cần liên hệ nhân viên kỹ thuật Liên Tiến để được tư vấn vật liệu cần dùng cho đồng hồ đo hoát chất ăn mòn.



Hình 11. Đồng hồ đo áp suất màng có lớp PTFE

(Tìm hiểu phụ kiện ở chương III)


II. Một số phụ kiện cần thiết cho đồng hồ áp suất
1. Snubber: bộ phận giảm chấn rung động.



Hình 12: Snubber

Snubber bảo vệ đồng hồ đo áp suất khỏi rung động áp suất / áp suất dao động nhanh.


2. Ống siphon:

Gồm 2 loại: Loại hình đuôi lợn và hình chữ U. Tùy vị trí lắp đặt và kiểu kết nối mà chọn loại ống siphon.


Hình 13. Ống siphon + măng xông + đồng hồ


Ống siphon được dùng để bảo vệ thiết bị đo khỏi nhiệt độ cao. Nó giúp giảm bớt nhiệt độ lưu chất trước khi lưu chất đạm đến điểm kết nối đồng hồ áp suất. Đặc biệt dùng thông dụng cho môi trường hơi nước, nồi hơi.


3. Gauge protector: Van giới hạn áp suất


Hình 14. Gauge protector


Khi áp suất lưu chất vượt quá áp suất được thiết lập từ trước, gauge protector sẽ ngắt áp suất đến thiết bị đo và do đó nó ngăn ngừa thiệt hại lõi cảm biến và bảo vệ thiết bị đo (đồng hồ áp suất).


4. Van manifold 2 ngã, 3 ngã, và 5 ngã

Van manifold 2 ngã, 3 ngã và 5 ngã được thiết kế để điều khiển đóng mở dòng lưu chất / khí của chất đo vào trong thiết bị đo. Tùy mục đích sử dụng để điều khiển, điều hướng hay xả mà bạn có thể chọn tương ứng van 2 ngã, 3 ngã hoặc 5 ngã.




Hình 15. Van 2 ngã






Hình 16. Van 5 ngã


5. Gauge adaptor: Bộ chuyển đổi ren (ren chuyển)

Ren chuyển thường được sử dụng cho phần kết nối với phụ kiện khác và thiết bị đo. Để chuyển ren kết nối phù hợp theo yêu cầu của thiết bị và yêu cầu lắp đặt.


Hình 17. Ren chuyển bằng đồng



Ren chuyển có thể làm bằng các vật liệu: đồng, inox 304SS, inox 316SS, PTFE…

Ren chuyển có thể là 1 đầu ren trong, 1 đầu ren ngoài HOẶC 2 đầu ren ngoài hoặc 2 đầu ren trong (còn gọi là măng xông).



Hình 18. ĐHAS gắn với măng xông đồng


6. Van bi (van cock):

Thường được dùng cho ứng dụng ngắt dòng lưu chất có áp suất thấp dưới 25Kgf/cm2.

Gồm 2 loại là 2 cổng và 3 cổng. Loại 3 cổng là loại có 1 cổng đóng vai trò như 1 van an toàn hay van xả.

Vật liệu van bi có thể là đồng hoặc inox 304SS, 316SS.

Van bi có 2 loại: van bi tay gạt và van bi tay bướm.



Hình 19. Van bi tay gạt bằng đồng (trái) và ĐHAS và van bi tay bướm bằng inox


------------The End-----------

Nguồn: Thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet và được biên soạn lại bởi đội ngũ nhân viên Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Liên Tiến

Tham khảo các sản phẩm đồng hồ đo áp suất do Công ty Liên Tiến nhập khẩu và phân phối trực tiếp: https://www.lientien.com/%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-%C3%A1p-su%E1%BA%A5t



854 views0 comments

Comments


bottom of page